Một số lỗi kỹ thuật thường gặp & cách khắc phục
Một số lỗi kỹ thuật thường gặp và cách khắc phục hiệu quả
1 - Màng sơn bị da cam:
Có nhiều vết nhăn, xù xì như làn sóng trên bề mặt màng sơn
2- Màng sơn bị bong tróc:
Màng sơn bị bong tróc trên bề mặt sản phẩm
3 - Màng sơn bị chảy
Màng sơn sau khi sơn bị chảy trên bề mặt
4- Màng sơn bị mốc hay biến trắng:
Màng sơn có hiện tượng vẩn đục, màu trắng sữa
5 - Màng sơn nổi bọt (xì bọt kim):
Có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt màng sơn.
6 - Màng sơn bị nứt chân chim:
7 - Màng sơn bị nhám hay bị hạt (bị táp):
Màng sơn sau khi phun bị nhám đều trên bề mặt.
8 - Màng sơn bị bụi:
Màng sơn sau khi phun bị vẩn bụi trên bề mặt
9 - Màng sơn bị ướt:
Màng sơn sau khi phun bị ướt.
10 - Màng sơn bị loang màu
Màng sơn sau khi phun bị loang màu trên bề mặt.
1 - Màng sơn bị da cam:
Có nhiều vết nhăn, xù xì như làn sóng trên bề mặt màng sơn
Nguyên nhân |
Phương pháp khắc phục |
Sơn không đều tay nơi dày nơi mỏng, màng sơn bị nhăn thường thấy ở những nơi sơn quá dày. |
Sơn phải đều tay, màng sơn phải mỏng đều |
Sơn quá đặc |
Pha lại độ nhớt theo đúng tỷ lệ nhà cung cấp |
Do khi phun lượng sơn phun ra nhiều nhưng gió ít |
Điều chỉnh lại súng phun cho hợp lý. |
2- Màng sơn bị bong tróc:
Màng sơn bị bong tróc trên bề mặt sản phẩm
Nguyên nhân |
Phương pháp khắc phục |
Bề mặt sản phẩm chuẩn bị không tốt, còn dầu mỡ, nước, bụi bẩn bám vào hoặc lớp sơn cũ cạo không sạch. |
Trước khi sơn phải chuẩn bị thật tốt bề mặt sản phẩm. |
Bản thân gỗ còn quá nhiều dầu. |
Dùng dung môi rửa dầu trước hoặc sử dụng chất chống tươm dầu. |
Pha nhiều chất đóng rắn. |
Pha đúng tỷ lệ nhà cung cấp. |
Sơn sử dụng không đúng hệ dung môi, sử dụng sơn của nhiều nhà cung cấp. |
Phải sử dụng đúng hệ dung môi, nên sử dụng sơn một nhà cung cấp. |
Xả nhám không kỹ giữa các lớp lót. |
Nên xả nhám kỹ giữa các lớp lót |
Pha hỗn hợp sơn để quá lâu |
Hỗn hợp pha sơn phải sử dụng liền tránh để lâu quá 6 giờ |
Hệ màu pha không tương thích sơn |
Sử dụng màu pha và sơn cùng hệ tương thích |
3 - Màng sơn bị chảy
Màng sơn sau khi sơn bị chảy trên bề mặt
Nguyên nhân |
Phương pháp khắc phục |
Phun sơn trên bề mặt quá dày |
Phải sơn độ dày thích hợp |
Pha sơn quá loãng |
Nên pha sơn theo đúng tỷ lệ nhà cung cấp, kiểm tra độ nhớt trước khi sơn |
Khi sơn để súng phun quá gần với sản phẩm được sơn |
Để đúng khoảng cách giữa súng phun và sản phẩm được phun (20 -25cm) |
4- Màng sơn bị mốc hay biến trắng:
Màng sơn có hiện tượng vẩn đục, màu trắng sữa
Nguyên nhân |
Phương pháp khắc phục |
Không khí quá ẩm, làm cho hơi nước thấm vào màng sơn |
Chú ý điều kiện không khí, thêm chất chống mốc khi nhiệt độ thấp hơn 20oC |
Chất dung môi pha loãng bay hơi quá nhanh. |
Lựa chọn dung môi pha loãng phù hợp với nhiệt độ thời tiết. |
Trong khí nén có hơi nước |
Không khí nén phải qua bộ lọc loại bỏ nước và dầu. |
5 - Màng sơn nổi bọt (xì bọt kim):
Có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt màng sơn.
Nguyên nhân |
Phương pháp khắc phục |
Trong sơn có bong bóng khí |
Sau khi khuấy trộn để tan bọt rồi mới sử dụng. |
Pha dư chất đóng rắn |
Pha đúng tỷ lệ nhà cung cấp |
Phun lớp dưới chưa khô đã phun lớp kế tiếp, phun quá nhiều lớp chồng lên nhau |
Phải để cho lớp dưới khô hoàn toàn mới phun lớp kế tiếp, đối với lớp sơn phủ nên phun độ dày khoảng 40 – 50 micromet ( 2 – 3 pad) |
Các ghim gỗ quá sâu không sử dụng bã mà phun sơn quá dày |
Đối với các sản phẩm ghim sâu ta nên dùng bã để lấp ghim rồi mới sơn lót. |
6 - Màng sơn bị nứt chân chim:
Nguyên nhân |
Phương pháp khắc phục |
Lớp lót hay lớp bã chưa khô, lớp lót sơn quá dày, sau khi sơn phủ sẽ dễ bị nứt |
Giữa các lớp sơn nên để thời gian khô bảo đảm mới sơn lớp kế tiếp, không nên sơn quá dày. |
Sử dụng dung môi khác hệ hay nhiều nhà cung cấp khác nhau |
Nên sử dụng dung môi cùng hệ hay của một nhà cung cấp |
Sản phẩm chưa đủ thời gian hồi ẩm đã gia công sơn |
Cần để gỗ có thời gian hồi ẩm sau khi sấy (độ ẩm gỗ ổn định khoảng 12 - 14%) |
Khi sơn lót 1 TP, phủ 2 TP. Lớp phủ ngoài sẽ làm sống lại lớp lót. |
Cần phải sơn lót và sơn phủ cùng một hệ hoặc sơn lót 2 TP, phủ 1 TP. |
7 - Màng sơn bị nhám hay bị hạt (bị táp):
Màng sơn sau khi phun bị nhám đều trên bề mặt.
Nguyên nhân |
Phương pháp khắc phục |
Khi sản phẩm còn ướt các hạt sơn thường bị táp trên bề mặt. |
Khi sơn sản phẩm mờ, pad cuối cùng ta nên sơn từ phía trong ra ngoài để hơi không táp lên chỗ đã sơn. |
Môi trường sơn bụi, sản phẩm trước khi sơn phủ mặt không vệ sinh sạch bụi |
Vệ sinh phòng sơn và sản phẩm trước khi sơn phủ mặt |
8 - Màng sơn bị bụi:
Màng sơn sau khi phun bị vẩn bụi trên bề mặt
Nguyên nhân |
Phương pháp khắc phục |
Môi trường sơn bụi, phòng sơn không kín, có nhiều luồng gió tự nhiên thổi ngoài vào. |
Phòng sơn phải được vệ sinh sạch sẽ, phòng sơn nên kín tránh các luồng gió tự nhiên từ bên ngoài thổi vào. |
Chà nhám trong phòng sơn gần nơi sơn phủ mặt. |
Phòng sơn phủ mặt phải được ngăn cách nơi chà nhám |
9 - Màng sơn bị ướt:
Màng sơn sau khi phun bị ướt.
Nguyên nhân |
Phương pháp khắc phục |
Khi phun sơn PU dùng thiếu chất đóng rắn. |
Sử dụng sơn pha chất đóng rắn đúng tỷ lệ của nhà cung cấp. |
Chất đóng rắn không đảm bảo chất lượng hay hết hạn sử dụng. |
Kiểm tra hạn sử dụng trước khi pha chế, bảo quản đậy nắp thùng kín sau khi sử dụng. |
10 - Màng sơn bị loang màu
Màng sơn sau khi phun bị loang màu trên bề mặt.
Nguyên nhân |
Phương pháp khắc phục |
Khi thực hiện bước Stain màu chưa khô đã phun lớp phủ lên bề mặt |
Để cho lớp Stain màu khô rồi mới thực hiện lớp sơn phủ, khi sơn phủ không nên sơn nhiều pad liền. |
Trong khí nén còn nhiều chất dầu nhớt chưa được chọn lọc sạch. |
Khí nén phải được qua bình lọc loại bỏ hết chất dầu của máy nén hơi. |
Đối với gỗ sử dụng phương pháp nhúng màu. |
Sử dụng phụ gia cầm màu (chất cầm màu) |